Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm, điều trị khỏi ung thư

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm, điều trị khỏi ung thư

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thông tin trên, thêm rằng đa số trường hợp khám sức khỏe định kỳ thường bỏ qua nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Rất nhiều người bệnh tình cờ phát hiện tổn thương ác tính ở giai đoạn sớm, được điều trị triệt căn khi nội soi nhờ các thủ thuật hiện đại, ít xâm lấn.

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm, điều trị khỏi ung thư

Tỷ lệ ung thư tiêu hóa giai đoạn sớm được chẩn đoán ngày càng tăng nhờ nội soi tầm soát. Bác sĩ Khanh đánh giá cắt bỏ niêm mạc qua nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả tương đương với phẫu thuật cắt đoạn đường tiêu hóa. Cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) ít xâm lấn, giảm tỷ lệ tái phát.
Bác sĩ đánh dấu xung quanh vùng tổn thương, tiêm dưới niêm mạc và cắt tách theo chu vi tổn thương. Sau khi cắt bỏ tổn thương, các mạch máu trong vết loét được điều trị bằng các thiết bị cầm máu. Nhờ đó, người bệnh xuất viện sớm, phục hồi nhanh, giảm tối đa chi phí điều trị. Đối với tổn thương nhỏ và chưa chuyển thành ung thư có thể dùng kỹ thuật cắt hớt niêm mạc (EMR). Bác sĩ tiêm để nâng tổn thương và dùng thòng lọng cắt tổn thương.
Ung thư dạ dày và ung thư đại tràng là hai loại ung thư phổ biến đường tiêu hóa có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Các tổn thương tiền ung thư giới hạn ở niêm mạc hoặc dưới niêm mạc, xuất hiện trước nhiều năm và không có triệu chứng. Người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, chỉ khám khi bệnh phát ra triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
“Nội soi có thể giúp tầm soát hơn 95% khả năng ung thư dạ dày và đại trực tràng”, bác sĩ Khanh nói, thêm rằng hiện phương pháp này được xem là tiêu chuẩn “vàng” giúp phát hiện và điều trị khỏi ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm. Tuy nhiên để đạt được độ chính xác cần đúng quy trình gồm khám ban đầu, đo huyết áp, xét nghiệm máu, gây mê, ống soi cần khử khuẩn, đủ độ phân giải để nhìn thấy tổn thương.
Với ống soi mềm được gắn camera với dải tần ánh sáng hẹp NBI hoặc LCI, BLI phóng đại hình ảnh hơn 100 lần, bác sĩ quan sát toàn diện vùng nội soi. Nhờ đó, bác sĩ phát hiện tổn thương dù rất nhỏ, lấy mẫu tổn thương để sinh thiết niêm mạc làm xét nghiệm giải phẫu, đưa ra chẩn đoán và điều trị.
Với các tổn thương nghi ngờ ác tính, bác sĩ cắt tách niêm mạc để loại bỏ, tránh để tổn thương tiến triển và xâm lấn các tổ chức xung quanh. Người bệnh tránh phẫu thuật cắt đoạn ống tiêu hóa, không phải điều trị bổ trợ.
Nội soi có thể kết hợp với siêu âm công nghệ cao nhằm tăng hiệu quả chẩn đoán trong trường hợp đặc biệt. Đầu dò siêu âm gắn vào ống nội soi ghi nhận hình ảnh chuyên biệt về thành thực quản, dạ dày, đại tràng cho phép đánh giá được mức độ xâm lấn sâu của tổn thương mà trên hình ảnh nội soi chưa quyết định được.
Đơn cử như bà Mai, 66 tuổi, ngụ Hà Nội, sức khỏe ổn định, không có triệu chứng bất thường. Bà khám sức khỏe định kỳ vànội soi tầm soátphát hiện khối u lớn ở trực tràng kích thước 4×4 cm. Bác sĩ loại bỏ khối u bằng phương pháp cắt tách dưới niêm mạc (ESD) qua nội soi. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy tổn thương ác tính, ung thư biểu mô tuyến biệt hóa cao chưa xâm lấn tới lớp dưới niêm mạc.
Tương tự bà Mai, ông Nam, 61 tuổi, Hà Nội, không mắc các bệnh lý nền, được nội soi tầm soát khi đi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ phát hiện tổn thương ác tính ở dạ dày, kích thước 1,5×1,2 cm. Vùng tổn thương được cắt thành công bằng phương pháp ESD.
Hai bệnh nhân đều xuất viện khỏe mạnh sau can thiệp, sinh hoạt bình thường sau một ngày.
Theo bác sĩ Khanh tại Việt Nam,bệnh ung thưdạ dày và đại trực tràng là hai trong 5 loại ung thư hay gặp nhất với tỷ lệ tử vong cao. Người có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, thường xuyên chán ăn, đau chướng bụng, thiếu máu, mệt mỏi, sụt cân, nổi gò thành bụng… nên đi khám sớm.
Người có yếu tố nguy cơ cao như uống bia rượu nhiều, thường xuyên hút thuốc lá, lào, xì gà, tiền sử gia đình ung thư dạ dày hoặc đại tràng, viêm teo niêm mạc dạ dày, nhiễm khuẩn H.P, dị sản ruột nhiều, tiền sử có nhiều polyp đại tràng đặc biệt polyp kích thước trên 1 cm, cần nội soi để phát hiện ung thư thực quản giai đoạn sớm.
Theo bác sĩ Khanh, xét nghiệm máu không thể phát hiện được ung thư dạ dày, đại tràng cũng như ung thư thực quản, vì độ nhạy thấp và có độ đặc hiệu kém có nghĩa là xét nghiệm dương tính cũng chưa chắc có ung thư và ngược lại có ung thư chưa chắc dương tính.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
20h ngày 26/12, tư vấn trực tuyến “Nội soi tiêu hóa – đón tết bình an” phát trên fanpageVnExpress. Chương trình có sự tham gia của TS.BS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội; TS.BS Phạm Hữu Tùng, Phó giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Độc giả gửi câu hỏitại đâyđể được tư vấn.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.