Ai có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp?

Ai có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp?

Trả lời:

Ai có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp?

Ung thư tuyến giáp là một trong 10 căn bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê từ Tổ chức Ung thư Toàn cầu WHO, năm 2020, nước ta có khoảng 5.470 trường hợp mắc mới ung thư tuyến giáp.
Bệnh có tiên lượng tốt hơn so với các ung thư khác, tỷ lệ điều trị thành công cao, phục hồi sức khỏe tốt. Tỷ lệ sống sau 5 năm khi người bệnh được chẩn đoán sớm là hơn 90%.
Trường hợp của bạn thuộc nhóm tiền sử gia đình thế hệ thứ nhất (cha mẹ, anh chị em hoặc con ruột) mắc ung thư giáp nên yếu tố nguy cơ cao. Bạn đang trong độ tuổi 40, cũng là nhóm tuổi dễ mắc ung thư tuyến giáp.
Một số yếu tố khác cũng tăng nguy cơung thư tuyến giápnhư nữ giới độ tuổi 40-50, nam giới 60-70 tuổi, tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh bướu cổ, hội chứng Cowden (rối loạn nhiễm sắc thể), tiền sử xạ trị vùng cổ hoặc tiếp xúc với các phóng xạ, chế độ ăn uống thiếu hoặc thừa iốt.
Người thuộc nhóm nguy cơ cao nêu trên nên chủ động tầm soát bệnh tuyến giáp định kỳ.
Hiện, các phương pháp tầm soát và thiết bị hiện đại giúp phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, khi u còn rất nhỏ. Hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc phần lớn vào thời điểm phát hiện bệnh, điều trị sớm tỷ lệ thành công cao.
Ngoài theo dõi tầm soát định kỳ, bạn cũng có thể thử máu xét nghiệm tìm đột biến gene với các gene liên quan ung thư tuyến giáp như BRAF, NTRK, RAS, ALK, RET, TERT, TP-53. Bác sĩ đánh giá nguy cơ và có chiến lược theo dõi định kỳ phù hợp cho bạn.
Ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp dù không thuộc các nhóm nguy cơ cao kể trên.Bệnhphổ biến ở nữ hơn nam, có xu hướng tăng dần theo tuổi.
Ung thư tuyến giáp phát hiện ở giai đoạn muộn khó điều trị, tiên lượng sống thấp. Mọi người nên chủ động khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Các chỉ định kiểm tra tuyến giáp bao gồm tầm soát ung thư tuyến giáp như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, xét nghiệm đột biến gene với người nguy cơ cao, sinh thiết tế bào học chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm, chụp CT hoặc MRI để đánh giá tính chất khối u giáp, hạch, di căn xa.
Trong trường hợp phải phẫu thuật, người bệnh có thể chọn nhiều phương pháp như triệt căn khối u tuyến giáp bằng kỹ thuật mổ mở đường mổ nhỏ, mổ nội soi với hệ thống trang thiết bị hiện đại… song song thủ thuậtđốt sóng cao tần RFAđối với bướu giáp lành tính giúp hạn chế biến chứng và sẹo lớn sau điều trị.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.