Gia đình, đồng nghiệp tiễn đưa đạo diễn ‘Biệt động Sài Gòn’

Gia đình, đồng nghiệp tiễn đưa đạo diễn ‘Biệt động Sài Gòn’

Nghệ sĩqua đờihôm 24/12 vì tuổi già, thọ 86 tuổi. Vợ ông – bà Kim Cương – luôn ở bên, săn sóc chồng đến phút cuối. Sau khi chồng ra đi, bà suy sụp, phải chống gậy đến lễ tang.

Gia đình, đồng nghiệp tiễn đưa đạo diễn 'Biệt động Sài Gòn'

Bà Kim Cương là ca sĩ của Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, nên duyên với ông trong một lần đi nhờ về Khu văn công Mai Dịch. Những năm tháng đạo diễn Long Vân làm phim, bà đi theo chăm sóc ông. Nhiều bạn bè gọi Kim Cương là “cảnh sát sức khỏe” bởi nếu không có bà nhắc nhở, đạo diễn sẽ làm việc quên ăn, quên ngủ.
Hai ông bà có một con gái – Vân Dung. Cô từng tham gia nhiều phim của bố từ nhỏ, trong đó có vai em bé giao báo phimBiệt động Sài Gòn.Bén duyên phim ảnh sớm nhưng sau này, Vân Dung chọn làm kinh doanh.
Nhiều đồng nghiệp nhớ đạo diễn là người hào hoa, trượng nghĩa, luôn xả thân vì nghề. Biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết chồng bà – biên kịch Lê Phương và đạo diễn Long Vân – đều là típ người dám nghĩ dám làm. Mỗi lần gặp nhau, hai ông trò chuyện rôm rả, nhiều lúc tranh luận gay gắt. “Với phimBiệt động Sài Gòn,hai ông có thể coi là đồng tác giả kịch bản, bởi mọi chi tiết đều cùng nhau sáng tạo. Tuy nhiên, ông Long Vân là người không đặt nặng chuyện đề tên, chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng”, bà Thanh Nhã nói.
*Nghệ sĩ viếng tang đạo diễn Long Vân
Đến viếng đạo diễn, diễn viên Thu Hà ngậm ngùi vì nhiều thành viên đoàn phimHẹn gặp lại Sài Gònđã qua đời. Thu Hà nhớ đạo diễn Long Vân là người trách nhiệm, cẩn thận. “Khi tìm người đóng vai Út Vân trong phim, chú nói chắc chắn khoảng 80% chọn tôi, nhưng còn 20% chú cần cân nhắc thêm. Tôi đã chờ suốt hai năm để nhận được vai”, Thu Hà nói. Trong phim, cô đóng cùng nghệ sĩ Tiến Hợi, vai Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc trẻ.
Nghệ sĩ Hà Xuyên (vai Ngọc Mai phimBiệt động Sài Gòn) không thể có mặt, gửi lời nhờ Thu Hà phúng điếu đạo diễn. Đoàn phimBiệt động Sài Gònnay cũng người còn, người mất. Nghệ sĩ Quang Thái, Bùi Cường đã qua đời, Hai Nhất mới bị đột quỵ, còn Thanh Loan đang ở nước ngoài.
Đạo diễn Thanh Vân ấn tượng trên phim trường, nghệ sĩ Long Vân giống như một vị tướng, chỉ huy hàng nghìn con người trong các đại cảnh. Khi đạo diễn làm phimBiệt động Sài Gòn,bố Thanh Vân – NSND Hải Ninh – trợ giúp thực hiện một cảnh ở Củ Chi. Đạo diễn Thanh Vân hồi tưởng: “Khi ấy, chú vừa điều phối nhân lực, thiết bị, vừa sắp xếp các phương tiện chiến đấu như máy bay, xe tăng. Chú đã thực hiện một cú máy khó và rất đẹp trong điện ảnh, đến nay vẫn chưa có ai làm lại được”.
Đạo diễn Long Vân tâm huyết với thế hệ sau, từng dìu dắt nhiều người trẻ, trong đó có đạo diễn Đinh Đức Liêm của phimĐồng tiền xương máu. Những dịp kỷ niệm thành lập Hãng Phim truyện Việt Nam, dù phải ngồi xe lăn, ông vẫn đến trò chuyện cùng các em, các cháu.
Nghệ sĩ Tất Bình – đàn em thân thiết của đạo diễn Long Vân – nói ông đã có “một cuộc đời sôi nổi và ý nghĩa”. Sinh thời, khi mọi người tiếc nuối vì Long Vân chưa có danh hiệu, đạo diễn chỉ cười, nói: “Tất cả tâm trí tôi đã dành cho tác phẩm, những thứ khác không quan trọng”.
Trong điếu văn tưởng nhớ ông, Tất Bình điểm lại các mốc son trong sự nghiệp của đạo diễn. Dù được đào tạo ngành sư phạm, ông bén duyên điện ảnh, sớm thành công ngay từ tác phẩm đầu tay -Tiếng gọi phía trướcvà sau đó là loạt phimNơi gặp gỡ tình yêu, Cho cả ngày maivàBiệt động Sài Gòn.
Nghệ sĩ Tất Bình nói Long Vân là đạo diễn xuất sắc, góp phần định hình nền điện ảnh cách mạng Việt Nam. VớiBiệt động Sài Gòn,ông trở thành người của nhiều cái “đầu tiên” trong điện ảnh. Đó là bộ phim dài tập đầu tiên, cũng là phim màu đầu tiên của Việt Nam. Ông cũng là người đầu tiên đưa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh lên màn ảnh rộng.
Hết điếu văn, ông gửi lời chào riêng tới đạo diễn, người anh trong nghề của mình: “Thưa anh Vân, chúc anh ra đi thanh thản. Em xin mượn tên bộ phim của anh -Hẹn gặp lại Sài Gòn,hẹn ngày chúng ta gặp lại”.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.